-
Không dừng lại ở các
sản phẩm truyền thống, HTX Kỳ Như, ở xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp, luôn tìm
tòi, sáng tạo, chế biến cá thát lát đặc sản Hậu Giang thành nhiều món ăn mới,
hấp dẫn, đạt OCOP 4 sao vươn xa. Nhiều sản phẩm cá thát lát đạt OCOP 4
sao.
-
Canh
tác, sản xuất điều theo hướng hữu cơ đang trở thành xu thế tất yếu để đáp ứng
yêu cầu ngày càng cao của thị trường, từng bước nâng cao giá trị nông sản, tạo
điều kiện cho người trồng yên tâm gắn bó với cây điều. Tại huyện Bù Đăng, việc
định hướng, tổ chức cho nông dân liên kết, canh tác theo hướng hữu cơ thời gian
qua đã phát huy hiệu quả, sản phẩm hạt điều được các doanh nghiệp tìm đến ký kết
bao tiêu đầu ra với số lượng lớn.
-
“Bản Bướt
giờ đây đã thoát đói nghèo rồi. Người dân trong bản chuẩn bị bắt đầu cho vụ thu
hoạch măng, sắn mới. Nơi đây từng được coi là xứ “nghèo bền vững”, đến nay đã
thay da đổi thịt”, chị Cao Thị Tâm (dân tộc Thái) - Giám đốc Hợp tác xã (HTX)
Tân Xuân 269 phấn khởi nói về sự đổi thay của buôn làng.
-
Dù vụ vải 2022 còn khoảng một tháng nữa mới tới vụ
thu hoạch sớm, song tỉnh Bắc Giang nói chung và các HTX trồng vải nói riêng
đang đẩy mạnh xúc tiến đưa quả vải xuất ngoại ra nhiều thị trường. Đặc biệt, từ
đầu năm tới nay, quả vải thiều đã được các thương nhân Nhật Bản, Trung Quốc…
sang tận nơi đặt hàng.
-
Trong số gần 300 hợp tác xã (HTX) nông nghiệp toàn tỉnh Quảng Trị, HTX Thủy
Ba Tây, xã Vĩnh Thủy, huyện Vĩnh Linh là HTX nông nghiệp duy nhất vừa được vinh
dự xét tặng Cờ thi đua của Chính phủ và cũng là 1 trong 5 HTX được tỉnh lựa chọn
đủ điều kiện, năng lực tham gia Đề án "Lựa chọn, hoàn thiện, nhân rộng mô
hình HTX kiểu mới hiệu quả tại các địa phương trên cả nước giai đoạn 2021-
2025". Quá trình xây dựng nên một HTX năng động, luôn giữ vị thế top đầu,
bên cạnh sự đoàn kết, nỗ lực của tập thể có vai trò quan trọng của Chủ tịch
HĐQT, Giám đốc HTX Thủy Ba Tây Nguyễn Văn Lâm (sinh năm 1961). Ông Lâm được
đánh giá là người đứng đầu có uy tín, quyết đoán, tư duy đổi mới, tạo đà phát
triển mô hình kinh tế tập thể đáp ứng xu thế mới.
-
Nhiều hợp tác xã kiểu mới hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp ở Cao Bằng
đã đầu tư trang thiết bị, tổ chức sản xuất gắn với chuỗi liên kết sản phẩm hiệu
quả.
-
Với khát vọng muốn đem lại việc làm, gia tăng thu nhập, ổn định
cuộc sống cho người dân địa phương, chị Vi Thùy Dương (xã Nguyên Phúc, huyện
Bạch Thông) đã mạnh dạn học hỏi, nghiên cứu để chiết xuất, kinh doanh tinh dầu
từ các loại cây gia vị, dược liệu, cây ăn quả có sẵn ở Bắc Kạn.
-
Trong 2 năm (2019 - 2020), toàn tỉnh có 158 dự án hỗ trợ phát
triển sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
(NTM) được triển khai thực hiện, mang lại hiệu quả tích cực, góp phần thúc đẩy
kinh tế - xã hội phát triển.
-
Người dân các vùng na đặc sản trong huyện Võ Nhai
chuẩn bị bước vào vụ thu hoạch với tổng sản lượng khoảng 4,5 nghìn tấn. Với đặc
tính chín nhanh, chín rộ, khó bảo quản, phương án tiêu thụ na trong bối cảnh dịch
COVID-19 diễn biến phức tạp đang được chính quyền huyện và các ngành chức năng
đặc biệt quan tâm.
-
Việc liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản đang được
nhiều địa phương quan tâm thực hiện, giúp gia tăng chất lượng và giá trị sản phẩm
nông nghiệp, góp phần bảo đảm tiêu thụ sản phẩm với giá ổn định cho người nông
dân. Cùng với đó, các doanh nghiệp khi tham gia liên kết sản xuất với nông dân
cũng chủ động được nguồn cung sản phẩm nông nghiệp với giá cả ổn định.
|