Lào Cai: Tập trung phát triển sản phẩm OCOP
10/11/2021
Thời gian gần đây, thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP)
các địa phương trong tỉnh đã chú trọng hướng vào phát triển các vùng sản
xuất gắn với cây, con chủ lực, các ngành, nghề truyền thống của địa
phương; từng bước hình thành và nhân rộng các mô hình liên kết kinh tế,
phát triển các vùng chuyên canh, sản xuất hàng hóa gắn với ứng dụng khoa
học, công nghệ, kỹ thuật cao vào sản xuất; công tác xúc tiến thương
mại, giới thiệu sản phẩm được quan tâm, tạo thương hiệu và giá trị cao
cho sản phẩm. Qua đó, từng bước tạo chuyển biến trong tư duy, cách thức
tổ chức sản xuất của người dân nông thôn, giá trị sản xuất nông - lâm
nghiệp trên một đơn vị diện tích canh tác tăng.
Các đại biểu tham quan gian trưng bày sản phẩm OCOP của Công ty TNHH Traphaco Sa Pa.
Đặc biệt, các cơ sở sản xuất, dịch vụ OCOP đã xây
dựng được chuỗi liên kết với các hộ để thu mua nguyên liệu phục vụ cho sản xuất,
như chè có 6.033 hộ tham gia, atiso 150 hộ, su su 250 hộ, tương ớt Mường Khương
755 hộ, bưởi Múc 130 hộ, gạo Séng cù 1.200 hộ. Mặc dù bị ảnh hưởng bởi đại dịch
Covid-19, nhưng các cơ sở sản xuất đạt chứng nhận OCOP vẫn hoạt động bình thường,
doanh thu tăng từ 10% đến 30% so với trước khi được công nhận sản phẩm OCOP.
Các sản phẩm OCOP hướng vào thế mạnh địa phương.
Đến nay, toàn tỉnh có 92 sản phẩm được đánh giá, phân hạng, công
nhận sản phẩm OCOP của 52 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình trên địa bàn 44
xã, phường, thị trấn. Các sản phẩm OCOP thuộc 6 nhóm ngành: Thực phẩm, đồ uống,
thủ công mỹ nghệ trang trí, vải may mặc, dược liệu, dịch vụ du lịch và
bán hàng, trong đó có 23 sản phẩm 4 sao, 69 sản phẩm 3 sao. Đặc biệt, 2 sản
phẩm: Chè hữu cơ Bắc Hà và ruốc cá hồi Sa Pa được Văn phòng Điều phối nông thôn
mới Trung ương đánh giá và cấp Giấy chứng nhận sản phẩm OCOP tiêu biểu vùng đặc
biệt khó khăn giai đoạn 2018 - 2020.

Nhiều diện tích chè đã được liên kết từ trồng đến tiêu thụ.
Ông
Chu Hoàng Nguyện, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn khẳng định: Giai
đoạn 2021 - 2025, tỉnh tiếp tục triển khai các giải pháp huy động nguồn lực xã
hội để thực hiện chương trình OCOP. Phấn đấu tiêu chuẩn hóa ít nhất 150 sản
phẩm thế mạnh hiện có của các địa phương; củng cố ít nhất 60 tổ chức kinh tế
sản xuất, kinh doanh sản phẩm thế mạnh của các địa phương và phát triển mới ít
nhất 30 tổ chức kinh tế tham gia chương trình OCOP.
Nguồn: Thanh Lam