Hiệu quả từ mô hình HTX chăn nuôi lợn bản địa
Hai xã Xăm Khòe và Bao La của huyện Mai Châu là những xã có truyền thống và thế mạnh trong phát triển chăn nuôi gia súc. Việc tập trung chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, đảm bảo đầu ra cho các xã viên trong Hợp tác xã chăn nuôi lợn đen Mường Pa đang là biện pháp hiệu quả để ổn định thu nhập cho bà con trong nghề chăn nuôi.

HTX chăn nuôi lợn đen Mường Pa được thành lập vào năm 2018 với 11 thành viên, cùng hơn 100 thành viên liên kết của 8 nhóm sinh kế chăn nuôi lợn trên địa bàn dự án của hai xã Bao La và Xăm Khòe. Với hoạt động chính bao gồm kinh doanh thịt lợn, thu mua thịt lợn từ các hộ thành viên liên kết từ các nhóm sinh kế, cung cấp thịt lợn cho thị trường trong và ngoài huyện. Đến nay, cái tên HTX nuôi lợn bản địa Mường Pa đã gắn liền với đời sống bà con người Thái nơi đây, được các thương lái biết đến là địa chỉ tin cậy để mua lợn bản địa. Những năm trước kia, mỗi gia đình người Thái chỉ nuôi vài con lợn để tận dụng phụ phẩm nông nghiệp, với cách chăn nuôi này, chỉ giúp bà con có thêm một khoản thu nhập nhỏ mỗi năm. Thấy được lợi ích khi tham gia vào HTX, nhiều hộ chăn nuôi lợn đen trên địa bàn đã đăng ký làm xã viên. Đến nay các hộ xã viên được duy trì, phát triển nghề mang lại thu nhập ổn định cho các hộ gia đình tham gia vào HTX. Ông Hà Thế Nhiên - Giám đốc HTX chăn nuôi lợn đen Mường Pa cho biết: “Khi chúng tôi được chuẩn bị vào HTX đã được tổ chức GNI khảo sát tất cả các thành viên có đủ điều kiện để tham gia vào HTX hay không, chúng tôi đã được viện chính sách Bộ nông nghiệp tập huấn trong thời gian 4 tháng. Khi được vào HTX lợi ích lớn nhất mà chúng tôi được hưởng đó là hỗ trợ nguồn vốn, hỗ trợ nguồn thức ăn, xây dựng lò mổ,tìm đầu ra cho sản phẩm”.


Thành viên HTX lợn đen Mường Pa đang chăm sóc lợn.

Hiện tại mỗi thành viên trong HTX nuôi từ 10 - 30 con lợn thịt kết hợp 2 - 3 con lợn nái để chủ động gối đàn trong quá trình sản xuất. Bình quân thu nhập mỗi năm của một hộ thành viên đạt trên dưới 70 triệu đồng. HTX cũng bảo đảm thời gian nuôi trong 7 - 8 tháng mới xuất bán một lần để nâng chất lượng thịt và ổn định thu nhập cho thành viên. Với nguồn vật tư chủ động, phương thức nuôi khoa học, HTX còn thực hiện hỗ trợ, liên kết tiêu thụ sản phẩm, giúp hộ thành viên yên tâm về đầu ra.Đặc biệt, thông qua hỗ trợ của Tổ chức GNI tại Việt Nam, HTX đưa vào hoạt động lò giết mổ gia súc đầy đủ các khu nuôi nhốt, giết mổ, sơ chế, xử lý chất thải, với công suất thiết kế 20 con/ngày. Đây là địa điểm giết mổ đầu tiên có quy mô lớn nhất của huyện Mai Châu thời điểm hiện tại.Ông Ngần Văn Thủ - Xóm Hin Pén, xã Cun Pheo, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình chia sẻ: “Từ ngày chúng tôi được tham gia vào nhóm sinh kế HTX lợn đen Mường Pa đời sống kinh tế gia đình được nâng cao, kinh tế ổn định.”


Gian hàng bán thịt lợn sạch tại chợ Bao La của HTX lợn đen Mường Pa.

 Với việc sản xuất, vận hành hoạt động sơ chế thực phẩm tại chỗ, áp dụng quy trình đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đã giúp HTX hoạt động theo chuỗi giá trị bền vững, rộng mở về đầu ra. Đây cũng là cách thức để lợn đen bản địa Mường Pa đến với các thị trường lớn thuận lợi, ổn định hơn.HTX sẽ tiếp tục kết nạp thêm các hộ thành viên trên cơ sở các nhóm sinh kế nhằm phát triển HTX lớn mạnh, góp phần hỗ trợ người chăn nuôi lợn bản địa trên địa bàn tiếp cận với thị trường tiềm năng, có nguồn sinh kế bền vững nhờ chăn nuôi khoa học đi đôi với bảo vệ môi trường. Bà Phạm Thị Mai Hương - Cán bộ phát triển sinh kế tổ chức GNI tại huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình cho biết: “Trong năm 2020 dịch tả lợn Châu Phi xảy ra trên địa bàn huyện Mai Châu ảnh hưởng đến tình hình chăn nuôi chung của toàn huyện, tuy nhiên đối với các thành viên của HTX lợn đen Mường Pa và thành viên nhóm sinh kế không bị ảnh hưởng do công tác phòng chống dịch bệnh tốt. HTX đã chủ động tuyên truyền cho các thành viên và các nhóm sinh kế chủ động, đồng thời cung cấp các loại thuốc thú y, dung dịch sát khuẩn để phun xung quanh chuồng trại chăn nuôi. Thường xuyên cử thú y viên của HTX xã đến từng hộ gia đình để giám sát và tư vấn cách phòng tránh dịch bệnh”. 

Để HTX ngày càng phát triển ổn định, trong năm 2021 HTX sẽ đứng ra sản xuất cám, hỗ trợ các thành viên về thuốc thú y, đồng thời phát triển sản phẩm thịt lợn hữu cơ nuôi 100% bằng ngô, sắn và giun khô nhằm cung cấp đạm. Hiện tại một số hộ đã triển khai xây dựng chuồng nuôi giun làm nguyên liệu thô để sản xuất cám, bước đầu sẽ có 37 hộ ký hợp đồng với HTX để sản xuất lợn hữu cơ, sau đó HTX sẽ nhân rộng mô hình cho các thành viên trong hợp tác. Việc phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa, cung cấp thịt lợn thương phẩm sạch ra thị trường sẽ giúp cho các thành viên trong HTX tăng nguồn thu nhập, cải thiện đời sống, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn vùng cao.

Theo Báo ĐT Mai Châu

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image
Tin mới
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1

   LIÊN MINH HỢP TÁC XÃ TỈNH LÀO CAI

Người chịu trách nhiệm chính: Ông Trương Mạnh Hùng - Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh Lào Cai

Địa chỉ: Tầng 5 Khối 6 Đại lộ Trần Hưng Đạo, Phường Nam Cường, Thành phố Lào Cai, Tỉnh Lào Cai 

Điện thoại: (0214)3.888.169

Email: contact-lmhtx@laocai.gov.vn


 
Chung nhan Tin Nhiem Mang