Việc
ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi còn gặp nhiều vướng mắc như đòi hỏi
nguồn vốn lớn, quỹ đất rộng. Trong khi đó, thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn
nuôi còn hạn hẹp, không ổn định, khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh tế của
một số sản phẩm chưa tương xứng với mức độ đầu tư.
Mang
lại nhiều lợi ích
Trang
trại của HTX đồng hành nhà nông Hoàng Bách (thôn 2, xã Hòa Bình, TP. Kon Tum)
được xem là mô hình kiểu mẫu trong chăn nuôi gà nhờ ứng dụng hiệu quả công nghệ
cao.
Ông
Huỳnh Thanh Tú, Giám đốc HTX, cho biết hiện HTX đang sử dụng hơn 30 loại dược
liệu, trong đó có hơn 15 loại dược liệu có chất kháng sinh tự nhiên. Sử dụng
các dòng thức ăn này giúp gà của HTX ít bị bệnh, thịt gà thơm ngon, giá bán cao
hơn cách nuôi thông thường.
Cùng
với việc sử dụng thức ăn dược liệu, HTX Hoàng Bách còn sử dụng công nghệ sinh
học với thức ăn xanh (cỏ, ngô, lúa…) được ủ chín bằng men sinh học giúp con gà
tiêu hóa triệt để thức ăn. Với công nghệ này, lượng phân thải ra ít hơn, giảm ô
nhiễm môi trường.
Hiện
trang trại gà Hoàng Bách luôn duy trì ở mức 4.000 con, mỗi tháng xuất bán 1.000
con gà thảo dược với giá dao động từ 150.000-160.000 đồng/kg, là mức giá khá
cao so với mặt bằng giá chung. Gà dược liệu của HTX Hoàng Bách cung cấp cho các
nhà hàng, siêu thị ở các tỉnh, thành phố như Gia Lai, Kon Tum, Đà Nẵng, TP.HCM…
Về
lâu dài, HTX Hoàng Bách đang có chiến lược xây dựng mô hình chế biến chuyên sâu
sản phẩm từ gà nhằm nâng cao chuỗi giá trị gia tăng. Để hiện thực hóa mục tiêu,
HTX đang đẩy mạnh đầu tư máy móc hiện đại, nâng cao trình độ nhân lực, tích lũy
nền tảng kỹ thuật.
Để thúc đẩy chăn nuôi công nghệ cao, các HTX cần thêm sự
đồng hành thiết thực từ địa phương.
Tương
tự, HTX nuôi gà Phát Tài (tỉnh Khánh Hòa) có tiền thân là mô hình tổ hợp tác.
Theo thời gian, tổ hợp tác lớn mạnh thành HTX và đẩy mạnh chăn nuôi gà theo
chuỗi giá trị.
Vì
điều kiện tự nhiên có sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn nên nếu nuôi
gà theo cách thông thường sẽ nhiều dịch bệnh, gà hay bị ốm, ảnh hưởng đến năng
suất. Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng và nhận được sự tư vấn của các cấp ngành,
thành viên HTX quyết định đầu tư xây dựng trang trại theo chuỗi khép kín, có
đầu tư máy lạnh để cải thiện môi trường chăn nuôi.
Khu
vực chăn nuôi của HTX rộng 1.200 m2. Ngay từ cửa vào đã có hệ thống tiêu độc
khử trùng. Không gian chuồng nuôi thoáng mát, rộng rãi và được trang bị máng
ăn, hệ thống nước hoàn toàn tự động. Các dãy chuồng có gắn hệ thống máy lạnh để
làm mát.
Theo
ông Nguyễn Ngọc Quý, Chủ tịch HĐQT HTX, nếu chăn nuôi theo hướng bán chăn thả
thì nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh rất cao, lại không bảo đảm được vệ sinh môi
trường. Chăn nuôi khép kín tuy đầu tư cao hơn nhưng giải quyết được không ít
khó khăn.
“Chỉ
tính riêng việc sử dụng đệm lót sinh học đã giúp giảm được 60% công sức lao
động và chi phí điện nước rửa chuồng trại. Bên cạnh đó còn góp phần giảm triệt
để mùi hôi của phân gà, không gây ô nhiễm môi trường”, ông Quý chia sẻ.
Cần
thêm sự đồng hành
Đem
lại nhiều lợi ích, tuy nhiên theo các HTX, việc ứng dụng công nghệ cao trong
chăn nuôi còn gặp không ít vướng mắc như đòi hỏi nguồn vốn lớn, quỹ đất rộng.
Trong khi đó, thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi còn hạn hẹp, không ổn
định, khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh tế của một số sản phẩm chưa tương
xứng với mức độ đầu tư.
Để
thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sản xuất hiện đại cho chăn nuôi, ông
Nguyễn Ngọc Sơn, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội cho rằng, các
địa phương cần tiến hành công tác quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp tập trung
ứng dụng công nghệ cao và công bố công khai quy hoạch vùng chăn nuôi để kêu gọi
các cá nhân, HTX, doanh nghiệp đầu tư.
Cùng
với đó, các địa phương cần chủ động áp dụng các chính sách phát triển công nghệ
cao hiện hành nhằm hỗ trợ các HTX, hộ nông dân đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao
như sử dụng chuồng kín, tự động hóa ở các khâu chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý
dịch bệnh, xử lý môi trường chăn nuôi.
Ngoài
ra, các cơ quan nghiên cứu cũng cần chú trọng công nghệ gene, công nghệ sinh
học, công nghệ di truyền học đầu tư vào cơ sở sản xuất giống nhập nội bổ sung
các giống cao sản, cải tạo giống, phục tráng các nguồn gene bản địa tốt cung
cấp vật liệu di truyền để nhân giống, lai tạo giống. Đẩy mạnh phát triển chăn
nuôi hữu cơ và các mô hình kinh tế tuần hoàn.
Bên
cạnh đó, theo chuyên gia, các địa phương cần có chính sách hỗ trợ HTX, doanh
nghiệp ở các vùng chăn nuôi tập trung có đủ điều kiện được áp dụng mô hình nông
trại điện tử, đồng thời tham gia hệ thống quản lý chất lượng và tiêu thụ sản
phẩm chăn nuôi. Hỗ trợ phát triển thị trường, dịch vụ hỗ trợ hoạt động chăn
nuôi công nghệ cao.
Cùng
với sự hỗ trợ của cơ quan quản lý, các HTX, doanh nghiệp, nông dân cần tiếp tục
đẩy mạnh việc sử dụng hệ thống chuồng trại khép kín; tự động hóa các khâu chăm
sóc, nuôi dưỡng, quản lý dịch bệnh, xử lý môi trường... qua đó thúc đẩy phát
triển ngành chăn nuôi theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững.
Theo
Nhật Minh/Thời báo kinh doanh