Tham luận Sở Nông nghiệp & phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai tại Đại hội Liên minh HTX tỉnh Lào Cai nhiệm kỳ 2020 - 2025
Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát triển HTX nông nghiệp giai đoạn 2020 - 2025

Trong những năm qua, với sự chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh đã ban hành các chỉ thị, nghị quyết, đề án, kế hoạch và các văn bản chỉ đạo; cùng với sự vào cuộc của các cấp, các ngành, kinh tế tập thể, hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh tiếp tục phát triển đa dạng về số lượng, chất lượng. Sau khi Luật HTX năm 2012 có hiệu lực (01/7/2013) số lượng HTX nông nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh tăng rõ rệt. Hết tháng 9 năm 2020, toàn tỉnh hiện có 211 HTX nông nghiệp, trong đó: 160 HTX đang hoạt động, 46 HTX ngừng hoạt động và 05 HTX tạm ngừng hoạt động. Theo đánh giá của các HTX và các huyện, thành phố hết năm 2019 toàn tỉnh có 51 HTX hoạt động tốt, khá chiếm 37,8% số HTX đủ điều kiện đánh giá. Toàn tỉnh hiện có 33 HTX tham gia các mối liên kết, với tổng số 58 mối liên kết, trong đó hình thức liên kết mở rộng sản xuất, bao tiêu sản phẩm giữa HTX, tổ hợp tác với Doanh nghiệp ngày càng được mở rộng. Tổng số vốn hoạt động của HTX khoảng trên 250 tỷ đồng; Doanh thu bình quân của HTX khoảng 1,48 tỷ đồng; Lãi bình quân của 1 HTX 740 triệu đồng; Thu nhập bình quân của thành viên, lao động 54 triệu đồng/năm.

Mặc dù gặp nhiều khó khăn song các HTX nông nghiệp góp phần rất lớn trong việc phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Nhiều HTX được củng cố, đổi mới về tổ chức và hoạt động, trong đó xuất hiện một số HTX điển hình như: HTX Thành Sơn sản xuất miến đao với doanh thu bình quân trên 2 tỷ đồng/năm, lợi nhuận bình quân trên 600 triệu đồng, thu nhập bình quân 60 triệu đồng/thành viên/năm, giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động địa phương tham gia trồng đao; HTX Tiên Phong liên kết sản xuất lúa Séng cù doanh thu đạt 7,6 tỷ đồng, lợi nhuận 650 triệu đồng, thu nhập thành viên HTX 5 triệu đồng/tháng, thu nhập cho các hộ tham gia liên kết 150 triệu đồng/năm; HTX Tiến Đạt liên kết sản xuất dâu tằm với trên 800 hộ nông dân, doanh thu bình quân trên 6 tỷ đồng/năm, tạo thu nhập cho các hộ nông dân trồng dâu nuôi tằm gần 400 triệu đồng/ha/năm...các HTX đã và đang góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, xây dựng nông thôn mới, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho hàng vạn lao động nông thôn góp phần xoá đói giảm nghèo và làm thay đổi diện mạo khu vực nông thôn. Hoạt động của các HTX đã có nhiều đổi mới và ngày càng có hiệu quả, nội dung hoạt động đã mở rộng từ đơn ngành sang đa ngành; các HTX hoạt động trong khu vực nông nghiệp đã thể hiện vai trò quan trọng trong ứng dụng, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, góp phần tạo thêm nhiều việc làm mới, nâng cao thu thập và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được lĩnh vực kinh tế hợp tác còn một số tồn tại, hạn chế đó là:

* Khó khăn, tồn tại hạn chế:

 - Kinh tế tập thể đã phát triển tuy nhiên số lượng HTX hoạt động khá còn chưa nhiều, tình hình hoạt động chưa ổn định, chưa tưng xứng với tiềm năng, thế mạnh của địa phương và yêu cầu của thực tiễn.

 - Quy mô hoạt động của các HTX còn nhỏ, doanh thu, thu nhập thành viên còn thấp; trình độ, năng lực của cán bô%3ḅ quản lý HTX còn hạn chế;

- Chính sách hỗ trợ HTX ban hành nhiều, nhưng thiếu nguồn lực để thực hiện. Rất ít các HTX tiếp cận được các chính sách như: hỗ trợ tín dụng, đất đai, hạ tầng sản xuất. Các chính sách hầu hết lồng ghép nhưng khó áp dụng do các HTX không phải đối tượng áp dụng và hưởng lợi.

- Cán bộ theo dõi về lĩnh vực kinh tế tập thể ở địa phương hầu hết kiêm nhiệm, thường xuyên thay đổi do chuyển công tác hoặc chuyển đổi thực hiện nhiệm vụ khác nên rất khó khăn cho công tác quản lý, chỉ đạo.

* Nguyên nhân tồn tại, hạn chế

(1) Về chính sách, thể chế, cơ chế

- Các chính sách hỗ trợ HTX tuy nhiều nhưng chưa đủ mạnh, có nhiều điểm chưa phù hợp hầu hết là lồng ghép các chương trình, thiếu những cơ chế, chính sách mang tính đột phá để hỗ trợ cho các HTX nông nghiệp.

- Về thể chế, mặc dù Luật HTX được ban hành nhưng các văn bản dưới luật (Nghị định, Thông tư của Trung ương) chậm ban hành, chưa đồng bộ.

- Về cơ chế của Trung ương: Cơ chế phân bổ vốn trong các chương trình mục tiêu hỗ trợ cho HTX chưa rõ ràng; chính sách hỗ trợ về tín dụng đối với các HTX theo quy định của nhà nước khó tiếp cận do không có tài sản thế chấp; hỗ trợ giao đất, thuê đất, khó thực hiện do hầu hết không có đất để thuê hoặc có thì giá thuê cao. Một số HTX ngừng hoạt động cần giải thể hoặc tổ chức lại hoạt động theo Luật 2012 nhưng không thực hiện được do không xử lý được nợ đọng, thuế...

(2) Về tổ chức thực hiện pháp luật, cơ chế, chính sách

- Công tác quán triệt các chủ trương, chính sách, pháp luật về phát triển kinh tế tập thể ở một số ngành, địa phương chưa thường xuyên. Nhận thức của nhiều cán bộ, đảng viên và người dân chưa hiểu đầy đủ về bản chất hợp tác xã theo Luật năm 2012, do đó còn tư tưởng, tâm lý mặc cảm với hợp tác xã kiểu cũ nên quá trình tổ chức thực hiện hiệu quả chưa cao.

 - Nhận thức của một số ngành, địa phương về mô hình HTX kiểu mới chưa đầy đủ, thiếu quan tâm phát triển kinh tế hợp tác, HTX, chưa bố trí phân công cán bô%3ḅ có tâm huyết và năng lực theo dõi, hỗ trợ phát triển.

(3) Về nội tại của các HTX

- Cơ sở vật chất phục vụ sản xuất, kinh doanh các HTX còn thiếu, công nghệ sản xuất còn lạc hậu; hầu hết các HTX thiếu vốn, đất đai để mở rộng quy mô sản xuất;

- Ta…đã ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế hợp tác, HTX;

- Trình độ quản lý các HTX còn yếu và hạn chế nên khả năng tiếp cận các chính sách như: hạ tầng kỹ thuật, nguồn vốn, khoa học công nghệ và thị trường tiêu thụ chưa được nhiều .

(4) Về quản lý Nhà nước.

Công tác quản lý Nhà nước chung về KTTT, HTX hiện nay theo phân cấp và theo lĩnh vực chuyên ngành chưa được quan tâm đúng mức, hầu hết các địa phương chưa chủ động trong lĩnh vực này, các hoạt động chủ yếu khi có sự chỉ đạo của tỉnh mới thực hiện.

Ở cấp huyện cơ quan được phân công cấp phép, cấp giấy chứng nhận hoạt động cho các HTX là phòng Tài chính – Kế hoạch. Tuy nhiên, cán bộ theo dõi lĩnh vực này không có chuyên môn đối với các chuyên ngành nên rất khó cho công tác thẩm định hồ sơ cấp phép; mặt khác cán bộ quản lý thường xuyên thay đổi. Đối với lĩnh vực Nông nghiệp giao cho phòng Kinh tế/ Nông nghiệp và PTNT quản lý Nhà nước chuyên ngành, tuy nhiên việc phân loại HTX hiện nay để theo dõi rất khó khăn do các HTX hiện nay đăng ký nhiều ngành nghề sản xuất, kinh doanh, trong khi đó trong đăng ký không phân định rõ hoạt động theo lĩnh vực nào.

Hầu hết các HTX hoạt động trên địa bàn các xã, tuy nhiên trong Luật HTX năm 2012 không đề cập đến vai trò các xã nên hầu hết các xã đứng ngoài cuộc trong vấn đề quản lý các HTX.

* Đề xuất giải pháp: Để nâng cao chất lượng hoạt động cũng như phát huy hiệu quả vị trí vai trò của kinh tế tập thể, HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT đề xuất một số giải pháp như sau.

(1) Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và người dân về vai trò, vị trí và tầm quan trng của việc phát triển kinh tế tập thể, HTX gắn với Tái cơ cấu ngành nông nghiệp và Xây dựng Nông thôn mới. Nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền đối với nhiệm vụ phát triển kinh tế tập thể, HTX trong thời gian tới.

(2) Tiếp tục triển khai hiệu quả các cơ chế chính sách của Trung ương như Nghị định số 98/2018/NĐ-CP về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; Nghị định 116/2018/NĐ-CP về chính sách tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn; Quyết định 68/QĐ-TTg về hỗ trợ giảm tổn thất sau thu hoạch; Nghị định 193/2013/NĐ-CP; Quyết định 2261/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ phát triển HTX; Thông tư 340/TT-BTC về hỗ trợ bồi dưỡng nguồn nhân lực cho HTX. Đề xuất với Trung ương rà soát, bổ sung, hướng dẫn thực hiện cơ chế chính sách, tập trung tháo gỡ những khó khăn vướng mắc hiện nay như: tiếp cận các nguồn tín dụng; hỗ trợ thủ tục xác nhận, chứng nhận sở hữu đất đai của HTX và thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp để HTX xây dựng hạ tầng; hỗ trợ kết cấu hạ tầng sản xuất, đặc biệt là hạ tầng phục vụ chế biến, bảo quản và thương mại; miễn thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm trao đổi giữa các thành viên HTX với nhau.

(3) Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý Nhà nước về HTX ngành nông nghiệp với các tổ chức đoàn thể chính trị –xã hội trong việc vận động thành lập mới HTX, hỗ trợ và tạo điều kiện cho HTX nông nghiệp phát triển. Đẩy mạnh việc phối hợp hoạt động giữa ngành Nông nghiệp và PTNT, Liên minh HTX với Hội Nông dân ở các cấp theo Chương trình phối hợp đã ký kết liên quan đến hỗ trợ phát triển HTX nông nghiệp.

(4) Nghiên cứu, khảo sát mô hình kinh tế tập thể có hiệu quả, bố trí nguồn lực hỗ trợ cho viê%3ḅc xây dựng và nhân rô%3ḅng các mô hình HTX điểm; lựa chọn một số HTX có quy mô phù hợp để hỗ trợ xây dựng mô hình liên kết chuỗi với doanh nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao.

(5) Tập trung chỉ đạo quyết liệt để giải thể các HTX ngừng hoạt động; tăng cường năng lực tổ chức, điều hành, hoạt động, kinh doanh cho các HTX, các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, xúc tiến thương mại, đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất, chế biến sản phẩm; từng bước mở rộng quy mô hoạt động của các HTX. Khuyến khích các cán bộ trẻ có trình độ về làm việc trong HTX...

(6) Tiếp tục đẩy mạnh Tái cơ cấu ngành nông nghiệp và Xây dựng Nông thôn mới gắn với mục tiêu phát triển kinh tế tập thể, HTX. Chú trọng những lĩnh vực, ngành có tiềm năng nhưng còn ít tổ hợp tác, HTX (lâm nghiệp, thủy sản). Xây các chuỗi giá trị sản phẩm nông sản phù hợp với điều kiện địa phương và nhu cầu của thị trường.

(7) Nâng cao năng lực quản lý nhà nước đối với cán bộ làm công tác KTTT, HTX các cấp; đồng thời tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý các HTX, đào tạo nghề nông nghiệp cho các thành viên HTX và nông dân tham gia liên kết sản xuất. Thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về HTX, đồng thời thực hiện hỗ trợ các HTX trong việc công khai minh bạch trong hoạt động của các HTX nhằm tạo sự tin tưởng của người dân khi tham gia các tổ chức kinh tế tập thể trong giai đoạn hiện nay.

Trên đây là nội dung Báo cáo tham luận về thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển HTX nông nghiệp giai đoạn 2020 - 2025 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn./.

Sở Nông nghiệp & PTNT

Tin mới
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1

   LIÊN MINH HỢP TÁC XÃ TỈNH LÀO CAI

Người chịu trách nhiệm chính: Ông Trương Mạnh Hùng - Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh Lào Cai

Địa chỉ: Tầng 5 Khối 6 Đại lộ Trần Hưng Đạo, Phường Nam Cường, Thành phố Lào Cai, Tỉnh Lào Cai 

Điện thoại: (0214)3.888.169

Email: contact-lmhtx@laocai.gov.vn


 
Chung nhan Tin Nhiem Mang